Dưa hấu - một loại trái cây mọng nước, giải khát cực tốt. Chính vì thế với thời tiết nóng quanh năm tại Việt Nam, nó được ưa chuộng là điều dễ hiểu. Lượng cầu tăng đòi hỏi lượng cung cũng phải tăng mới có thể đáp ứng đủ. Agriscience xin giới thiệu đến bà con hạt giống dưa hấu lai F1 AGRI USA 666 năng suất vượt trội do chính công ty chúng tôi cung cấp.
Ngày đăng: 26-09-2020
1,503 lượt xem
Dưa hấu - một loại trái cây mọng nước, giải khát cực tốt. Chính vì thế với thời tiết nóng quanh năm tại Việt Nam, nó được ưa chuộng là điều dễ hiểu. Lượng cầu tăng đòi hỏi lượng cung cũng phải tăng mới có thể đáp ứng đủ. Agriscience xin giới thiệu đến bà con hạt giống dưa hấu lai F1 AGRI USA 666 năng suất vượt trội do chính công ty chúng tôi cung cấp.
>> Link mua hạt giống chất lượng http://agriscience.vn/hat-giong-188/dua-hau/dua-hau-my-agri-usa-666.html
Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết từng vùng mà mùa trồng có khác nhau, chủ yếu là:
Trung bình trên 1 ha ruộng dưa hấu cần khoảng 0,5 - 1,0kg hạt giống.
Phơi hạt giống ngoài nắng nhẹ từ 1 - 2 giờ.
Tiếp tục ngâm trong nước sạch 4 - 6 giờ rồi rửa lại sạch nhớt.
Ủ trong khăn ẩm 24 - 36 giờ ở nhiệt độ 28 - 30oC cho nứt mầm.
Chuẩn bị lổ trồng sâu 10cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo.
Gieo hạt đã nứt mầm, sâu 2-3cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột.
Là phương pháp thuận lợi nhất.
Tiện cho việc chăm sóc cây con.
Tiết kiệm hạt giống.
Làm luống rộng 60-80cm, cao 15-20cm ở nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.
✓ Cần phải dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, cày 1 lượt, bừa 1-2 lượt rồi đào mương lên líp.
✓ Luống trồng rộng 80 - 90cm, cao 15 - 20cm
✓ Khoảng cách luống đơn từ 2,5 - 3m
✓ Khoảng cách luống đôi từ 4,5 - 6m
✓ Mương tưới nước rộng khoảng 30 - 40cm, sâu 40cm
✓ Bố trí theo hướng Đông Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng
✓ Nên trồng 2,3 - 2,5m x 0,5 - 0,6m. Tức là mật độ 9.000 cây / ha để đạt năng suất tối đa.
✓ Cây con được 5 - 7 ngày tuổi, có 1 - 2 lá thật thì đem trồng.
✓ Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn.
✓ Hạn chế côn trùng gây hại
✓ Hạn chế bệnh hại
✓ Ngăn ngừa cỏ dại
✓ Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đấ
✓ Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân.
✓ Tăng nhiệt độ đất
✓ Hạn chế độ phèn, mặn
✓ Tăng giá trị trái: Vì màng phủ cung cấp thêm ánh sáng giúp màu sắc vỏ trái đẹp, sạch, bán cao giá hơn.
Lên liếp:
Lên liếp cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ. Mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm. Vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư. Ở giữa liếp cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.
Rãi phân lót:
Toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/3 tổng lượng phân hoá học rãi, trộn đều trên mặt liếp. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì khi đã đậy màng phủ khó dở ra để bón phân vì tốn nhiều công lao động. Có thể giảm bớt 20 - 30% lượng phân so với không dùng màng phủ.
Đậy màng phủ:
Tưới đẫm nước trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp hoặc lắp đất tấn mé liếp để tránh gió tốc trong mùa nắng.
Khi phủ xong không nên dùng rơm hay cỏ đậy trên màng phủ vì làm mất tác dụng phản chiếu ánh sáng.
Đục lổ màng phủ:
Dùng lon sữa bò đường kính khoảng 10 cm, có đục lổ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 40 - 70 cm làm cự ly giữa các cây, đốt than nóng cho vào trong lon.
Xom lổ mặt đất:
Dùng chày tỉa xom xuống lổ vừa đục, chày có đường kính rộng 7- 8 cm. Độ sâu tùy cách gieo hạt: gieo thẳng (xom lổ cạn 2 - 3 cm và đầu chày ít nhọn) còn đặt cây con (xom sâu 5 - 7 cm và đầu chày nhọn).
Xử lý mầm bệnh:
Phun thuốc trừ nấm bệnh như nano đồng rửa vườn HLC (hoặc chế phẩm nano bạc đồng & nano đồng oxyclorua) vào lổ trước khi đặt cây con.
Liều lượng phân bón tuỳ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.
Link mua sản phẩm phân bón uy tín http://agriscience.vn/phan-bon/
Tiến hành làm sạch cỏ quanh gốc và trên luống. Để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây.
Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dễ chăm sóc, dễ lấy trái sau này.
Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và thẳng góc với hàng trồng.
Muốn cho trái thành phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái.
Chọn trái ở vị trí lá 15 - 20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4). Hay 8 - 12 trên dây nhánh (hoa cái thứ 2, thứ 3). Trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn.
Một số sâu hại dưa hấu chủ yếu: bọ dưa, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, sâu ăn tạp. Ngoài ra còn các loại sâu khác như sâu ăn lá, rầy mềm.
Và các bệnh quan trọng như bệnh héo rũ cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy mủ, bệnh héo vi khuẩn và bệnh khảm.
✓ Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt.
✓ Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên.
✓ Cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng.
✓ Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non.
✓ Phun thuốc trừ sâu, bệnh hại.
>> Link mua sản phẩm thuốc trừ sâu, bệnh hại
✓ Thu hoạch sau 45 - 55 ngày.
✓ Năng suất từ 25 - 35 tấn / ha.
Link mua sản phẩm thuốc trừ sâu, bệnh hại uy tín http://agriscience.vn/bao-ve-cay-trong/
Công ty TNHH AGRISCIENCE
Trụ sở chính: 295 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP. HCM
VPĐD: 295 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP. HCM
Điện thoại: 02822 298 299 Hotline: 0932139124 (Zalo, WhatsApp, Wechat, Line: 0932 139 124)
E-mail: info@agriscience.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/AgriscienceVietnam/
Gửi bình luận của bạn